7 tháng 4, 2011

Người mù vì viêm võng mạc sắc tố có thể hồi phục một phần thị lực

Lần đầu tiên, các khoa học gia đã có thể giúp các bệnh nhân trước đó bị mù hồi phục một phần thị lực nhờ sử dụng các vi mạch nhạy cảm với ánh sáng được cấy bên dưới bề mặt của võng mạc. Họ nói dụng cụ này có thể trở thành thông dụng đối với vài loại mù trong 5 năm tới.

Các chuyên viên mô tả các kết quả thử nghiệm như rất lớn lao và nói dụng cụ, được các khoa học gia Ðức phát triển, có thể cuối cùng làm thay đổi đời sống của một con số lên tới 200,000 người trên khắp thế giới - những người đau khổ vì mù lòa do một bệnh thoái hóa mắt được gọi là viêm võng mạc sắc tố (retinitis pigmentosa).

Dụng cụ - được cấy phía dưới võng mạc - hoạt động bằng cách trực tiếp thay thế các tế bào tiếp nhận ánh sáng hình que và hình nón ở võng mạc, bị mất vì bệnh thoái hóa võng mạc. Sau giai đoạn phát hiện ánh sáng, nó sử dụng các chức năng xử lý hình ảnh tự nhiên của mắt để tạo ra một hình ảnh có thể nhìn thấy được

Subretinal implant (cấy phiá dưới võng mạc)

Ông Eberhart Zrenner, chủ tịch của bệnh viện nhãn khoa của trường Ðại Học Tuebingen ở Ðức và là giám đốc của công ty Retina Implant AG phát triển dụng cụ này, nói các kết quả thực nghiệm là một bằng chứng cho thấy giá trị của ý niệm và sẽ được thử nghiệm thêm với khoảng 25 đến 50 bệnh nhân ở Âu Châu.

Ông Zrenner nói “Chúng tôi đã chứng tỏ rằng bệnh nhân có thể được cung cấp đủ thị lực hữu ích cho đời sống hàng ngày,” Theo cuộc nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B, một bệnh nhân mù, người được cấy dụng cụ, đã có thể nhận diện và tìm các đồ vật được đặt trên một chiếc bàn ở trước mặt của ông ta, và đã có thể tự mình bước quanh một căn phòng. Ông ta có thể đọc được một mặt đồng hồ và phân biệt được bảy màu xám. Các cuộc thử nghiệm đã được thực hiện từ ngày thứ bảy đến ngày thứ chín sau khi dụng cụ được cấy.

Dụng cụ cấy ghép, hoàn toàn nằm trong mắt, là một phiến nhỏ xíu, diện tích chỉ hơn 3 mm vuông và dầy khoảng một phần mười millimét, có khoảng 1,500 bộ cảm ứng ánh sáng được nối với những bộ phận khuếch đại và các điện cực.

Tưỏng nên biết ngoài loại cấy bên dưới võng mạc như trên (subretinal implant), còn có loại cấy võng mạc khác, được gọi là cấy ngoài võng mạc (epiretinal implant ). Và vì phép cấy sau này bỏ qua các cấu trúc nhạy cảm ánh sáng vẫn còn nguyên vẹn trong mắt, nên bệnh nhân phải mang một máy ảnh (camera) bên ngoài và một bộ phận xử lý dữ kiện (signal processor).

Epiretinal implant (cấy ngoài vọng mạc)

Ông Robert Maclaren, một giáo sư nhãn khoa tại Ðại Học Oxford của Anh và là một cố vấn giải phẫu võng mạc tại bệnh viện mắt Oxford, người không liên hệ tới cuộc thử nghiệm này, nói ông rất kích động trước các kết quả của ông Zrenner. Ông Maclaren nói “Nó chứng tỏ rằng, ở một bệnh nhân đã bị mù trong nhiều năm và không thể nhìn thấy bất cứ thứ gì, các thần kinh thị giác có thể được đánh thức để họ có thể nhìn thấy trở lại. Nó có ý nghĩa lớn lao trong phạm vi đó “Ông nói tiếp “Ði từ tình trạng bị mù hoàn toàn trong nhiều năm, sang khả năng đọc được một vài bức thư và nhìn thấy hình dạng, là một bước tiến lớn lao.”

Bệnh viêm võng mãc sắc tố (retinitis pigmentosa) là một bệnh mắt di truyền đưa tới mù lòa và ảnh hưởng khoảng 1 trên 4,000 người trên khắp thế giới.

Ông Zrenner nói những cuộc thử nghiệm thêm về việc cấy võng mạc sẽ được hoàn tất trong hai tới ba năm và nếu những thử nghiệm đó tỏ ra thành công, dụng cụ có thể được đưa ra thị trường và được cung cấp cho hàng ngàn bệnh nhân trong thời gian 5 năm.

Ông tỏ ra thận trọng về những khả năng áp dụng rộng rãi hơn, nhưng nói rằng nếu nó được phát triển thêm, một ngày nào đó dụng cụ có thể được dùng để giúp các bệnh nhân bị thoái hóa giác mạc trầm trọng liên quan đến tuổi tác, nguyên nhân hàng đầu đưa đến mùa lòa ở người già.

Không phải tất cả người mù đều có thể hưởng lợi nhờ dụng cụ này, kể cả các trường hợp trong đó sự hư hại thần kinh thị giác hoặc não bộ là nguyên nhân làm cho họ mù lòa, hoặc khi võng mạc bị phá hủy hoặc không có đủ máu lưu thông.

New Retinal Implant Enables Blind People to See Shapes and Objects--Scìence Daily- Nov 3,2010

Viêm võng mạc trung tâm ở nam giới

Đây là một bệnh mắt thường gặp ở nam giới trong độ tuổi 25-45, cũng có khi gặp ở nữ. Những người có tính tình nóng nảy, hay lo lắng, vội vã sẽ dễ bị viêm võng mạc trung tâm hơn người bình thường.

Viêm võng mạc trung tâm còn gọi là bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch. Bệnh nói chung lành tính, có khả năng tự khỏi. Trong phần lớn các trường hợp, thị lực phục hồi như trước nhưng thời gian tiến triển của bệnh kéo dài nhiều tháng. Bệnh dễ tái phát và xuất hiện ở mắt còn lại, đôi khi diễn biến mạn tính dẫn tới biến chứng, làm biến đổi cấu trúc của võng mạc. Hậu quả là thị lực giảm sút nặng không có khả năng hồi phục.

Về triệu chứng, ở trung tâm hoặc cạnh trung tâm vùng nhìn thấy của một mắt có xuất hiện một bóng mờ màu xám với đậm độ từ rất nhạt tới sẫm. Người bệnh có cảm giác như đang đeo kính râm. Bóng mờ này càng rõ khi người bệnh nhìn vào một nền sáng màu. Qua bóng mờ này, hình ảnh có thể bị thu nhỏ lại so với hình ảnh nhìn thấy được ở mắt lành, cũng có thể ảnh bị biến dạng (như hình khung cửa cổ, chấn song cửa sổ trở nên méo mó, cong queo). Thị lực của mắt đó ít khi giảm nhiều, thường ở mức 6-7/10 nếu mắt của bệnh nhân trước đó hoàn toàn tốt và không phải đeo kính. Khám đáy mắt bị bệnh, thầy thuốc thường thấy một bọng dịch; đó là nguyên nhân gây bóng mờ.

Người bị viêm võng mạc trung tâm thường được chỉ định các viên uống giãn mạch kết hợp thuốc chống phù nề, có thể dùng thêm một số vitamin. Trong khi điều trị, người bệnh không nên dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào.

Do tính chất tiến triển chậm của bệnh nên trong quá trình điều trị, người bệnh cũng không nên quá nóng ruột mà phải tuân thủ tốt những điều căn dặn của thầy thuốc. Khi bệnh kéo dài 3-4 tháng không đỡ, nên đến khám ở cơ sở chuyên khoa mắt tuyến tỉnh hoặc trung ương, nếu cần thiết sẽ được cho làm các xét nghiệm về chẩn đoán hình ảnh như chụp mạch huỳnh quang, chụp cắt lớp võng mạc. Trường hợp có chỉ định sẽ được điều trị bằng quang đông laser võng mạc kết hợp với dùng thuốc. Không nên dùng các thuốc thuộc nhóm corticoide nếu thực sự không cần thiết vì bệnh dễ chuyển sang hình thái nặng, mạn tính, ảnh hưởng nhiều tới thị lực.
BS Nguyễn Cảnh Thắng
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Sản xuất tế bào võng mạc để chữa bệnh mắt

Tế bào gốc ở võng mạc mắt người có thể tái sinh khi được cấy vào mắt gà con và chuột. Phát hiện của các nhà khoa học Canada có thể giúp tìm ra các biện pháp chữa bệnh về mắt mới.

Các chuyên gia tại Đại học Toronto (Canada) cho biết sau khi được cấy vào mắt động vật, tế bào gốc ở võng mạc mắt người phát triển thành tế bào cảm nhận ánh sáng và tế bào biểu mô sắc tố, có chức năng phản chiếu ánh sáng và hình ảnh lên võng mạc.

Khi mắt của các con vật đã phát triển đầy đủ, tế bào gốc từ mắt người vẫn tồn tại, chúng di chuyển vào vùng cảm nhận của mắt và hình thành nên các tế bào khác, Breda Cole, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm tại khoa vi sinh và di truyền y học tại Đại học Toronto, cho biết.

Bước tiếp theo của công trình sẽ là cấy tế bào gốc lấy từ võng mạc chuột khoẻ mạnh vào chuột bị bệnh về mắt để tìm hiểu xem liệu các tế bào gốc có phát triển thành tế bào cảm nhận ánh sáng và tế bào biểu mô sắc tố hay không.

"Chúng tôi bắt đầu từ chuột để xem chúng có thể vượt qua được những vấn đề di truyền có liên quan đến các bệnh về mắt hay không. Tự mắt sẽ "bảo" tế bào gốc những gì cần làm. Vì thế khi thử nghiệm với một căn bệnh cụ thể, một điều quan trọng là phải nhận biết được các tín hiệu từ mắt để có thể ngăn chặn chúng hoặc bảo vệ tế bào gốc", Cole nói.

Nghiên cứu này có thể giúp các nhà khoa học phát triển các liệu pháp điều trị cho các bệnh thoái hoá mắt như thoái hoá điểm vàng và viêm võng mạc, thông qua việc tạo ra các loại tế bào mắt khác nhau từ tế bào gốc để thay thế cho các tế bào bị bệnh.

Việt Linh (theo Healthday)

Bệnh bong võng mạc.

Bác sĩ Trịnh Hữu Tâm: Theo anh cho biết, mắt phải đã bị cườm từ 30 năm nay nhưng không mổ vì cườm đa bị “long chân” tức là, theo tôi hiểu, đã bị trật khớp (luxation), rơi vào dịch kính, phần chất lỏng nhầy, nửa sau nhãn cầu. Đồng thời mắt phải cũng đã không còn nhìn thấy gì. Mắt trái của anh có tiền căn bị cận thị và năm 1998, tức là cách nay 5 năm, đã bị bong võng mạc, được mổ tại bệnh viện Chợ Rẫy. Sau mổ mắt sáng lại được phần nào trong 2 năm rồi cũng không còn nhìn được gì nữa. Như vậy là hiện nay anh hoàn toàn mù cả hai mắt. Đồng thời anh cũng cho biết anh có một đứa con cũng bị bong võng mạc lúc 10 tuổi. Tóm lại, mắt phải của anh Lộc bị cườm, được phát hiện từ khi anh còn trẻ (15 tuổi). Khong thấy anh có bị chấn thương gì ở mắt phải hết nên tôi có thể nghi anh bi cườm bẩm sinh hoặc cườm bệnh lý. Cườm bẩm sinh là cườm có từ khi mới sanh do người mẹ có bệnh khi mang thai hoặc có bệnh di truyền gây nên. Một số bệnh nhiễm virus khi người mẹ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ, có thể gây cườm bẩm sinh cho con khi mới sanh. Ta có thể kể:

- Bệnh Rubella với tỉ lê cao nhất 40%-60%
- Bệnh quai bị (mump) với tỉ lệ 10%-22%
- Viêm gan với tỉ lệ 16%
- Nhiễm toxoplasmose 5%

Cườm bệnh lý do chính bản thân người bị cườm có bệnh toàn thân hoặc tại mắt gây nên. Bệnh toàn thân thường gặp như:

-Tiểu đường (diabete)
-Galactosemie (thiếu điều tố để biến đường galactose). Trường hợp này nếu được chẩn đoán sớm thì ta chỉ cần ngưng không cho người bệnh ăn các loại sữa và thực phẩm có galactose là cườm sẽ tự biến đi, không phải giải phẫu gì cả.
-Bệnh thiếu calcium (hypocalcemie)

Bệnh tại mắt như:

Các trường hợp viêm nội nhãn kinh niên hay mãn tính (viêm mống mắt, viêm màng bồ đào, viêm võng mạc...)ê

Ngoài 2 loại cườm vừa kể, ta còn 2 loại khác mà tôi nghĩ không nằm trong trường hợp của anh, đó là cườm do chấn thương trực tiếp lên mắt và cườm ở người già.

Điều kiện chính để mắt có thể thấy sáng sau khi mổ cườm là võng mạc, tức là phần thần kinh mắt, nơi tiếp nhận kích thích ánh sáng, phải còn tương đối tốt. Nếu võng mạc bị viêm nhiễm, thoái hóa, xuất huyết hoặc bị bong lên thì dù có mổ lấy cườm đi cững vẫn không nhìn sáng được. Như vậy trường hợp mắt phải của anh, nếu không còn phân biệt được sáng tối gì cả, thì có lẽ võng mạc cũng đã bị tổn thương và không có chỉ định mổ lấy cườm trừ phi có biến chứng gây đau nhức mắt.

Về phần mắt trái của anh Lộc, đã bị bong võng mạc và được mổ tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 1998. Nếu anh không có bệnh mắt nào khác hoặc bị chấn thương mắt thì hai nguyên do chính gây bong võng mạc là cận thị nặng (trên 10 độ) và yếu tố di truyền. Dự hậu sau khi mổ bong võng mạc tùy thuộc nguyên do của bệnh, tình trạng bong võng mạc lan rộng hay khu tru, có bao gồm hoàng điểm tức phần trung tâm của võng mạc hay không, đồng thời cũng tùy vào phương pháp giải phẫu và thời gian mổ sớm hay trễ.

Cách điều trị cũng thay đổi tùy tình trạng bong võng mạc nặng hay nhẹ. Nếu mới chỉ có một vết rạch nhỏ thì có thể dùng tia laser để đốt và dán cho võng mạc bị bong lại. Nếu bong võng mạc lan rộng hơn, sẽ phải dùng các phuơng pháp mổ phức tạp hơn để cột ép nhãn cầu lại.

Anh nên gặp lại bác sĩ Nghiêm Bệnh viện Chợ Rẫy hoặc các Bác sĩ chuyên khoa mắt ở Bệnh viện Điện Biên Phủ thành phố Hồ Chí Minh để biết rõ thêm tiến triển và dự hậu trường hợp bong võng mạc mắt trái của anh. Chúc anh may mắn.

Mối liên hệ giữa bệnh viêm võng mạc và đột quỵ

Bệnh viêm võng mạc là một dấu hiệu báo trước khả năng bị đột quỵ hoặc tử vong do đột quỵ ở những người lớn không mắc bệnh tiểu đường.

Đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Sydney (Úc) trên 3.654 người từ 49 tuổi trở lên bị viêm võng mạc và được theo dõi tình trạng mạch máu não trong 7 năm. Kết quả: 859 người đã tử vong, trong đó 97 người chết do các vấn đề về mạch máu não, 24 ca bị đột quỵ nhẹ và 11 ca mắc chứng thiếu máu cục bộ. Nghiên cứu kỹ hơn, các nhà khoa học thấy rằng bệnh viêm võng mạc có liên quan chặt chẽ tới tình trạng đột quỵ và có tới 70% những người bị viêm võng mạc có nguy cơ bị đột quỵ.

H.Y
(Reuters)

Viêm võng mạc trung tâm - bệnh hay tái phát

Đây là một bệnh mắt thường gặp ở nam giới trong độ tuổi 25-45, cũng có khi gặp ở nữ. Những người có tính tình nóng nảy, hay lo lắng, vội vã sẽ dễ bị viêm võng mạc trung tâm hơn người bình thường.

Viêm võng mạc trung tâm còn gọi là bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch. Bệnh nói chung lành tính, có khả năng tự khỏi. Trong phần lớn các trường hợp, thị lực phục hồi như trước nhưng thời gian tiến triển của bệnh kéo dài nhiều tháng. Bệnh dễ tái phát và xuất hiện ở mắt còn lại, đôi khi diễn biến mạn tính dẫn tới biến chứng, làm biến đổi cấu trúc của võng mạc. Hậu quả là thị lực giảm sút nặng không có khả năng hồi phục.

Về triệu chứng, ở trung tâm hoặc cạnh trung tâm vùng nhìn thấy của một mắt có xuất hiện một bóng mờ màu xám với đậm độ từ rất nhạt tới sẫm. Người bệnh có cảm giác như đang đeo kính râm. Bóng mờ này càng rõ khi người bệnh nhìn vào một nền sáng màu. Qua bóng mờ này, hình ảnh có thể bị thu nhỏ lại so với hình ảnh nhìn thấy được ở mắt lành, cũng có thể ảnh bị biến dạng (như hình khung cửa cổ, chấn song cửa sổ trở nên méo mó, cong queo). Thị lực của mắt đó ít khi giảm nhiều, thường ở mức 6-7/10 nếu mắt của bệnh nhân trước đó hoàn toàn tốt và không phải đeo kính. Khám đáy mắt bị bệnh, thầy thuốc thường thấy một bọng dịch; đó là nguyên nhân gây bóng mờ.

Người bị viêm võng mạc trung tâm thường được chỉ định các viên uống giãn mạch kết hợp thuốc chống phù nề, có thể dùng thêm một số vitamin. Trong khi điều trị, người bệnh không nên dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào.

Do tính chất tiến triển chậm của bệnh nên trong quá trình điều trị, người bệnh cũng không nên quá nóng ruột mà phải tuân thủ tốt những điều căn dặn của thầy thuốc. Khi bệnh kéo dài 3-4 tháng không đỡ, nên đến khám ở cơ sở chuyên khoa mắt tuyến tỉnh hoặc trung ương, nếu cần thiết sẽ được cho làm các xét nghiệm về chẩn đoán hình ảnh như chụp mạch huỳnh quang, chụp cắt lớp võng mạc. Trường hợp có chỉ định sẽ được điều trị bằng quang đông laser võng mạc kết hợp với dùng thuốc. Không nên dùng các thuốc thuộc nhóm corticoide nếu thực sự không cần thiết vì bệnh dễ chuyển sang hình thái nặng, mạn tính, ảnh hưởng nhiều tới thị lực.

BS Nguyễn Cảnh Thắng, Sức Khỏe & Đời Sống

Việt Báo (Theo_VnExpress.net)